Trong những năm đổ lại đây, cổng xếp 4 cánh trở thành mẫu cửa cổng được yêu thích và được lắp đặt nhiều nhất. Có lẽ bởi vì sự tiện lợi cũng như những lợi ích mà chúng mang lại cho người dùng. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về cửa xếp 4 cánh để có lựa chọn lắp đặt phù hợp thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé!
Cổng xếp 4 cánh là gì?
Cổng xếp 4 cánh là mẫu cổng có 2 cánh lớn 2 bên, sau đó 2 cánh này lại được cấu thành từ 2 cánh cổng nhỏ khác. Chúng được kết nối với nhau bằng bản lề, tạo ra một bộ cổng hoàn chỉnh. Khi thực hiện đóng cổng, 2 cánh cổng nhỏ sẽ gập lại vào nhau và kéo sang hai bên. Từ đó tạo ra một không gian đi lại cho người sử dụng.
Hiện nay, với nhu cầu sử dụng ngày càng cao thì người ta đã ứng dụng thiết bị tự động cho cửa để tăng thêm tính tiện lợi.Nguyên lý hoạt động “kéo tự động, khi cánh cổng nhỏ phía bên trong dịch chuyển sẽ kéo theo cánh cổng nhỏ thứ 2 hai chuyển theo.
Với công nghệ ngày càng hiện đại, thiết bị kéo cổng tự động hoạt động một cách trơn chu. Điểm nối giữa các cánh là bản lề gần như không tạo ra khe hở nào. Điều này làm tăng giá trị thẩm mỹ của cửa lên rất nhiều.
Tìm hiểu về mẫu cổng xếp inox
Cấu tạo cổng xếp 4 cánh bao gồm những bộ phận nào?
Để tạo ra được một bộ cửa cổng hoàn chỉnh thì không thể thiếu được các bộ phận quan trọng. Vậy cấu tạo cửa cổng xếp 4 cánh bao gồm những bộ phận nào? Sau đây sẽ là thông tin về cấu tạo:
- Cánh cổng: bao gồm 4 cánh nhỏ, cứ 2 cánh được nối với nhau tạo thành một cánh lớn. Thường bộ phận này sẽ được làm từ nhôm, sắt hoặc gỗ tùy vào nhu cầu của người tiêu dùng.
- Bản lề: là bộ phận kết nối các cánh cửa lại với nhau.
- Thanh ray trượt: nếu là cổng xếp trượt thì không thể không có thanh ray. Bộ phận đảm nhận vai trò điều hướng giúp cửa di chuyển đúng hướng và xếp gọn khi đóng cửa.
- Bộ điều khiển và động cơ: là hai bộ phận quan trọng đối với cổng xếp 4 cánh tự động. Động cơ được gắn trực tiếp vào cổng để giúp cổn hoạt động mà không cần dùng sức người. Bộ điều khiển chính là thiết bị để người dùng có thể kiểm soát cũng như ra lệnh cho cửa hoạt động theo nhu cầu.
Cấu tạo về cổng xếp 4 cánh
Phân tích ưu nhược điểm của cổng xếp 4 cánh tự động
Không tự nhiên mà mẫu cổng này lại được yêu thích đến như vậy, lý do là vì sở hữu những ưu điểm sau:
Ưu điểm của cổng xếp 4 cánh tự động
- Khai thác tối ưu không gian: thay vì cần phải có một khoảng rộng để đóng mở cửa thì đối với cổng xếp thì ngược lại. Cổng có khả năng tối ưu không gian hiệu quả, thích hợp với cả không gian hẹp.
- Không chiếm diện tích khi đóng: khi đóng cửa, 2 cánh sẽ xếp gọn lại với nhau và dạt sang hai bên. Như vậy, bạn sẽ không cần phải khó chịu về vấn đề chiếm diện tích hay khó khăn khi di chuyển nữa.
- Với cổng tự động có tốc độ đóng mở nhanh, đi kèm là tính tiện lợi, đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của người dùng.
Ưu nhược điểm của công
Nhược điểm:
- Giá thành khá cao: so với mặt bằng chung thì giá cổng xếp 4 cánh được cho là khá cao. Việc đầu tư lắp đặt mẫu cổng này cân nhắc trước khi lắp đặt.
- Việc thiết kế thanh điều hướng là thanh trượt khá tốn thời gian vì phải tìm biện pháp để chúng phù hợp với địa hình. Một vài bộ cổng vì không có giải pháp nên đã cắt bỏ bộ phận này đi. Mặc dù hiệu quả sử dụng vẫn ổn xong chi phí giảm xuống không nhiều.
Với thông tin về cổng xếp 4 cánh được Cmtech chia sẻ bên trên, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn chân thật hơn về mẫu cổng này. Từ đó đưa ra được lựa chọn lắp đặt phù hợp, đem lại cho không gian một bộ cổng không thể hoàn hảo hơn.
>> Xem thêm: Cổng xếp inox