tctech

Danh mục thiết bị

Tổng hợp các tiêu chí so sánh sơn tĩnh điện và sơn thường

Những năm gần đây sơn tĩnh điện rất được ưa chuộng sử dụng trong các ngành sản xuất. Vậy loại sơn này có điểm gì nổi bật khác với sơn thường? Chúng ta cùng so sánh sơn tĩnh điện và sơn thường qua các tiêu chí để có câu trả lời nhé.

Sơn tĩnh điện là gì?

null

Sơn tĩnh điện tồn tại dưới dạng bột khô được gia nhiệt hay còn được gọi là nhựa nhiệt dẻo. Sơn tĩnh điện sử dụng phương pháp tích điện dương cho bột sơn sau đó bắn phủ lên bề mặt có điện tích âm như: sắt, thép...Theo đúng nguyên lý dòng điện các điện tích dương và âm sẽ hút chặt lấy nhau. Đây cũng là lý do mà sơn tĩnh điện rất bền và có thời gian sử dụng lâu.

Sơn thường là gì?

Sơn thường là loại sơn truyền thống có trạng thái là lỏng và sử dụng lượng dung môi khoảng 60%. Để phủ lên bề mặt các sản phẩm cơ khí thường sử dụng cọ, chổi sơn hay máy phun sơn. Loại sơn này có độ bám vào bề mặt sản phẩm không cao, tuổi thọ thấp.

Các tiêu chí so sánh sơn tĩnh điện và sơn thường

null

Để nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai loại sơn này. Chúng ta cùng tham khảo bảng các chỉ tiêu so sánh dưới đây.

 

Tiêu chí

Sơn tĩnh điện

Sơn thường

Hệ thống sơn

Hệ thống hoạt động theo quy trình hiện đại, dây chuyền chuyên nghiệp. 

Đòi hỏi kỹ thuật cao

Sử dụng hệ thống đơn giản, các thao tác thủ công. Không đòi hỏi kỹ thuật cao

Công nghệ sơn

Dây chuyền hiện đại, khép kín, sử dụng máy móc hiện đại tiên tiến.

Nâng cao chất lượng bề mặt sơn, giảm thời gian, tránh phát sinh và lãng phí

Sử dụng công nghệ đơn giản.

Tuỳ thuộc vào tay nghề của mỗi thợ sơn. Nếu có kỹ năng lành nghề sẽ sơn đều hơn, ít phun ra bên ngoài tránh lãng phí

Bề mặt sơn

Bề mặt sản phẩm và sơn mang 2 điện tích trái dấu. Có độ hút, bám dính chắc chắn. Đen lại độ bền vững cao

Sơn ở dạng lỏng pha chế thủ công. Phụ thuộc vào chất sơn và tay nghề của thợ.

Chi phí

Chi phí lớn nhưng hiệu quả và độ bền rất cao. Giá thành tương xứng với chất lượng sản phẩm

Sơn thường thao tác thủ công nên chi phí tương đối thấp so với sơn tĩnh điện

Chất lượng sản phẩm sau sơn

Sản phẩm có độ bóng mịn và đều màu, độ bền cao.

Độ bóng mịn và đều màu không cao. sơn có tuổi thọ ngắn

Nguyên lý hoạt động sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện hoạt động theo nguyên lý tạo ra lớp phủ trên bề mặt vật liệu bằng cách sử dụng súng phun sơn. Loại sơn phun phủ đã được tích điện lên bề mặt vật liệu rồi mang đi nung nóng. Khi đó bột sơn sẽ chảy ra và bám vào lớp bề mặt vật liệu tạo nên một liên kết bền vững.

null

Để quá trình sơn đảm bảo được đúng theo nguyên lý và quy trình thì cần có:

  • Hệ thống dây chuyền tự động, súng phun sơn
  • Buồng phun sơn, buồng thu hồi sơn, buồng hấp, buồng sấy...
  • Máy nén khí, máy tách ẩm 
  • Bồn hoá chất xử lý bề mặt vật liệu

Ưu điểm chỉ sơn tĩnh điện có

Vượt trội về kinh tế

Sơn tĩnh điện giúp tiết kiệm một khoản chi phí không nhỏ cho doanh nghiệp và người sử dụng. 

  • Bột sơn được sử dụng triệt để tới 99% không bị vung vãi
  • Bột sơn dư trong quá trình phun sẽ được thu và tái sử dụng
  • Không cần sử dụng sơn lót, dễ dàng làm sạch những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn. Hoặc khu vực phun không đạt yêu cầu.
  • Giá thành có cao nhưng tính về độ bền và chất lượng sẽ rẻ hơn nhiều các loại sơn khác.

Đặc tính bám dính

Quá trình sơn có thể thực hiện bằng tự động hoá nhờ hệ thống súng phun sơn tự động. Bột sơn bám lên người dễ dàng phủi sạch. Mà không cần dùng loại dung môi nào như sơn nước và sơn dầu.

Chất lượng sản phẩm 

Các sản phẩm sau khi sơn tĩnh điện đều có chất lượng cao:

  • Sơn không bị ăn mòn bởi các tác nhân hoá chất hay thời tiết
  • Độ bám dính và độ bền rất cao
  • Luôn có màu sắc sáng bóng và bền màu
  • Dễ dàng vệ sinh và lau chùi

Thân thiện với môi trường

Hệ thống sơn không sử dụng dung môi hay hợp chất hữu cơ nên: không gây hại cho môi trường, cho con người trong sản xuất.

Chất thải không nhiều, có thể xử lý hiệu quả nên không ảnh hưởng tới môi trường

Nhược điểm của sơn tĩnh điện

Đây là công nghệ tiên tiến và hiện dại bởi vậy nhược điểm của nó chủ yếu nằm ở chi phí.

Chi phí xây dựng hệ thống ban đầu khá tốn kém do phải đầu tư trang thiết bị và mặt bằng. 

Hệ thống cần phải có súng phun, bộ nguồn nén khí, lò sấy, nguồn điện lớn…

Những công nhân làm tại đây thì bắt buộc phải có kinh nghiệm và tay nghề cao. Nắm và hiểu rõ về quy trình phun sơn cách xử lý khi xảy ra sự cố. 

Các hạt bột sơn khi không sử dụng được thu gom và tái sử dụng sẽ có nguy cơ lẫn màu. Nếu không để ý khi phun màu sẽ bị tạo ra màu k chính xác nên cần phải chú ý.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về sơn tĩnh điện và bảng so sánh sơn tĩnh điện và sơn thường. Các ưu nhược điểm của dòng sơn mang tính hiện đại, cao cấp này. Hi vọng bài viết  đã mang đến cho bạn các thông tin hữu ích về sơn tĩnh điện.

Tag

Vận chuyển

Miễn phí bán kính 50km
Xem

Thanh toán

Thanh toán
Xem

Bảo hành

Bảo hành chính hãng 1 năm
Xem
Thiết bị chấm công - an ninh - kiểm soát