NFC là thuật ngữ viết tắt Tiếng anh của Near-Field Communications được hiểu là kết nối trường gần, công nghệ kết nối không dây trong phạm vi tầm ngắn vài cm. Công nghệ này sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp (chạm vào nhau).
Khi hai thiết bị đều có kết nối NFC, chúng ta có thể chạm chúng vào nhau để kích hoạt tính năng này. Công nghệ NFC giúp 2 thiết bị nhanh chóng truyền các tập tin như danh bạ, nhạc, hình ảnh, video, ứng dụng … cho nhau. Ngoài ra NFC còn được xem như chiếc ví điện tử khi có thể thanh toán trực tuyến rất nhanh chóng. Cùng Cmtech.com.vn tìm hiểu chi tiết về công nghệ NFC trong bài viết này nhé
Nếu không hiểu rõ vấn đề, nhiều người cho rằng NFC và Bluetooth là giống nhau. Đều có chức năng truyền tải thông tin từ máy này qua máy khác, nhưng thực tế chúng chỉ giống nhau ở một vài điểm nào đó.Còn lại NFC và Bluetooth sở hữu những đặc rất riêng và khác biệt nhau.
NFC truyền tải dữ liệu ở những khoảng cách rất nhỏ dưới 10cm, nhưng với Bluetooth khoảng cách đó là 10m. Nhiều ý kiến cho rằng khoảng cách dưới 10cm là quá nhỏ, phải chăng đây là hạn chế của nó. Nhưng không, khoảng cách ngắn đó chính là ưu điểm và là điểm nổi bật của NFC. Khoảng cách dưới 10cm giúp NFC tránh được tình trạng chống chéo sóng trong khu vực có nhiều thiết bị sử dụng cũng như hạn chế các tương tác mà người dùng không mong muốn (Chỉ khi họ cho phép thì thiết bị của họ mới được ghép đôi)
Xem thêm>>>
Đây cũng là điểm nổi bật của công nghệ NFC bởi thời gian kết nối giữa các thiết bị cực nhanh. Kết nối NFC không phải thao tác bằng tay như Bluetooth mà hai thiết bị có NFC sẽ tự động hiểu và kết nối với nhau chỉ trong khoảng 1/10 giây. Trong khi Bluetooth phiên bản 3.0 hay 4.0 mới nhất cũng không thể làm được điều này. Bởi vậy, đôi khi trong thực tế kết nối NFC cũng thường được dùng để thay thế cho quá trình kết nối phức tạp giữa 2 thiết bị Bluetooth.
Đây là yếu tố giúp Bluetooth luôn đứng vững và người dùng không thể sử dụng NFC để thay thế cho Bluetooth khi cần truyền các file có dữ liệu lớn. Bởi NFC hoạt động ở tần số radio băng tần ISM 13,56MHz và tốc độ truyền khoảng từ 106 - 424 Kb/s. Trong khi đó ở phiên bản 2.1 EDR băng tần của Bluetooth là 2,4 GHz nên tốc độ đạt 2,1 Mb/s. Đối với phiên bản 3.0+HS thì tốc độ tối đa của Bluetooth có thể lên tới 24 Mb/s ( 1Mb = 1024 Kb)
Để NFC hoạt động chúng ta cần có 2 thiết bị là thiết bị khởi tạo (initiator) và thiết bị mục tiêu ( target). Hoạt động của công nghệ NFC được hiểu như sau: Initiator sẽ chủ động tạo ra những trường sóng radio (bản chất là bức xạ điện từ) đủ để cung cấp năng lượng cho Target vốn hoạt động ở chế độ bị động. Target của NFC không cần điện năng mà nó hoạt động bởi năng lượng lấy từ Initiator tạo ra. Nhờ vào đặc điểm này mà nó chúng ta có thể chế tạo ra những thẻ Từ , miếng dán, chìa khóa hay các thẻ NFC nhỏ gọn hơn…
Công nghệ NFC được ứng dụng khá rộng rãi, với các tính chất đặc trưng của mình công nghệ NFC được các hãng điện thoại đưa vào khai thác và sử dụng khá phổ biến hiện nay. Điện thoại vừa có thể đóng vai trò là Initiator và Target hay cả chế độ ngang hàng (peer to peer).
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta bắt gặp rất nhiều các ứng dụng của công nghệ NFC, nhưng đôi khi chúng ta không nhận ra chúng. Chúng ta cùng tìm hiểu những ứng dụng rất gần gũi của công nghệ NFC trong cuộc sống hàng ngày nhé.
Ứng dụng công nghệ NFC được chia làm 4 nhóm:
Đây là ứng dụng khá phổ biến hiện nay của NFC, chỉ với việc kết nối 1 chạm giữa 2 thiết bị hỗ trợ NFC, chúng ta có thể ngay lập tức chia sẻ danh bạ, hình ảnh, bài hát, video …
Nếu như trước đây, để chia sẻ hình ảnh từ điện thoại này sang điện thoại khác thì chúng ta phải bật Bluetooth, dò tìm và kết nối chúng với nhau, sau đó truyền file ảnh. Bây giờ khi có NFC, chúng ta chỉ cần chạm 2 thiết bị vào nhau kết nối sẽ tự hình thành và chúng ta có thể chia sẻ hình ảnh, nhạc … một cách nhanh chóng.
Ứng dụng này rất thú vị cho việc chơi game giữa hai thiết bị với nhau, đặc biệt là các game đối kháng hay đua xe...
Ngoài ra các thiết bị khác như loa, tai nghe… được trang bị công nghệ NFC, chúng ta có thể dễ dàng nghe nhạc khi chạm chiếc điện thoại có kết nối NFC với chiếc loa đó. Mà không phải dò tìm hay sử dụng dây cáp để kết nối.
Công nghệ này thường được sử dụng để mở khóa cửa điện tử. Bằng điện thoại và khóa điện tử có tích hợp NFC, chỉ cầm 1 chạm chúng ta có thể dễ dàng để mở khóa.
Ngoài ra tại nhiều nước phát triển ứng dụng NFC được đưa vào sử dụng như một thiết bị chấm công. Người dùng chỉ cần sử dụng điện thoại của mình và chạm vào thiết bị chấm công để khai báo. Mọi thông tin sẽ được cung cấp chính xác về người vừa khai báo.
Xem thêm>>>
Ứng dụng này sử dụng cho các trường hợp cần bảo mật thông tin tốt hơn như trong việc thanh toán hóa đơn, mua vé…. Chiếc điện thoại sẽ đóng vai trò là một chiếc ví điện tử hay thẻ tín dụng. Khi bạn khai báo các thông tin cá nhân và các thông tin trong thẻ được lưu trữ trong điện thoại thì bạn có thể truy cập thông qua NFC. Chỉ cần bạn chạm nhẹ điện thoại vào thiết bị thanh toán giao dịch sẽ được hình thành.
Đây là ứng dụng rất thú vị mà NFC mang lại, ví dụ bạn đến rạp chiếu phim và tại đó có tấm poster giới thiệu về phim mới rất thú vị. Bạn chỉ cần chạm điện thoại và tấm poster và tất cả các thông tin về phim đó sẽ hiện lên trên điện thoại, link dẫn tới trailer, lịch chiếu phim, trang web mua vé…. thật tiện lợi và thú vị phải không nào.
Mặc dù cự ly giao tiếp của NFC chỉ giới hạn dưới 10cm nhưng bản thân nó không mang tính bảo mật cao. NFC có thể bị tấn công bởi nhiều hình thức như:
Bởi vậy để giảm bớt các rủi ro mà các hình thức tấn công có thể mang lại, NFC cần phải sử dụng các giao thức mã hóa lớp cao như SSL nhằm thiết lập một kênh giao tiếp an toàn giữa các thiết bị hỗ trợ. Để làm được việc này cần có sự kết hợp từ phía cung cấp dịch vụ ( nhà cung cấp cần phải bảo vệ các thiết bị hỗ trợ NFC với các giao thức mã hóa và xác nhận). Người dùng ( Cần bảo vệ thiết bị và giữ liệu của mình với mật khẩu và các chương trình chống virus) và các nhà cung cấp ứng dụng và hỗ trợ giao dịch (Họ phải sử dụng các chương trình chống virus hay các giải pháp bảo mật khác để ngăn chặn phần mềm gián điệp và mã độ từ các hệ thống phát tán)
Qua tất cả các ứng dụng của NFC chúng ta thấy NFC rất hữu dụng và khả năng phát triển của nó ngày càng lớn. Chỉ cần một chiếc điện thoại có tích hợp công nghệ NFC chúng ta có thể thực hiện mọi dịch vụ, thay thế thẻ tín dụng, thay thế chìa khóa cửa, thay thế dây kết nối…. Bởi vậy các nhà sản xuất điện thoại như Samsung, Iphone, Huawei, Sony… tập chung khai thác và phát huy triệt để công nghệ này trong hệ điều hành Android, IOS… để ứng dụng vào các sản phẩm của mình. Nhằm thu hút và mang lại sự trải nghiệm tuyệt vời, thú vị cho người sử dụng.
Đồng thời để sử dụng ứng dụng NFC đạt hiệu quả tối ưu và an toàn nhất, cần đặt các lớp bảo mật tối đa để đảm bảo sự an toàn cho chính mình khi sử dụng